Henderson, Ông hoàng mưa – Những nhập nhằng phi/-nhân-tính

Henderson, ông hoàng mưa. 1959. Của Saul Bellow. Bản Tiếng Việt do Thiếu Khanh Nguyễn Huỳnh Điệp dịch. Biết bắt đầu từ đâu, từ chi tiết nào, tình tiết nào, nhận định nào, trải nghiệm nào, băn khoăn nào, tương đồng nào, sáng rõ nào, lờ mờ nào, thích thú nào, nghi ngờ nào,….để viết […]

Henderson, Ông hoàng mưa – Những nhập nhằng phi/-nhân-tính

Một nửa của bí mật.

Bí mật, chúng nằm trong những ký ức về một nơi xưa cũ với những nụ cười, ánh mắt. Và, một mai nào đó, chúng lo sợ bị lãng quên, bị tan biến như cát bụi thời gian. Sẽ chẳng còn nỗi nhớ nào dành cho chúng, để rồi buồn vì một điều gì đó đã mất.
Và khi ấy, những nỗi cơ đơn trở về.

2129

/////

 

                                     

src= internet.

Đôi lúc, mà chưa kịp nghĩ gì nhiều mà tôi đã dễ bị cái nhãn mặc cảm gì gì đó có khái niệm về những gì là thú vị bó chặt lấy thân thể này rằng tôi kiếm tìm sự đồng điệu nào đó, để được nói ra những điều mình muốn, rồi lắng nghe, lắng nghe thật chậm những bí mật nho nhỏ để rồi em dựa vào bờ vai tôi, cùng nghe những ầm thanh ồn ã mà câm lặng chung quanh từ đời sống vốn lắm màu sắc lòe loẹt hay dù nó có thuần khiết chăng nữa, tôi sợ mình không xứng với em, suy nghĩ đó đã thoáng qua một chốc, tại sao cơ chứ, tự đưa ra những ranh giới cho cái mác “chân lý” cũng rồi tự lo sợ vì chính nó, vì những gì thuộc về bản thân, về khả năng về những gì là khả thể cho cái khoảng thời gian vốn ngắn tũn mà con người ta ít khi được lắng nghe trọn vẹn ai đó, và tôi biết, phải, tôi biết, chúng có gì đâu, ấy vậy mà những gì giản đơn lại chứa đựng những ký ức thật quá đỗi dài lâu, tôi lo sợ những khuyết điểm trong tôi, cả ngoài tôi, dẫu biết có chúng là lẽ dĩ nhiên quá đỗi, ấy thế mà niềm kiêu hãnh của con người ta lại đung đưa lắm, chưa kịp lang thang nhiều hơn trong miền ký ức, những gì chán phèo của thực tại về mảnh đất này lại muốn xâm chiếm, những câu chuyện về con người chúng ta, về tự do, hạnh phúc, về cá nhân mỗi người, bản lĩnh, về sự ngu dốt, những lỗi lầm, về nụ cười, những vẻ đẹp khó đặt tên, về chiến tranh, máu và nước mắt, về sự nghèo đói, lòng thương hại?, về tình yêu, sự đồng điệu, về sự độc tài, người bóc lột người, về những cuốn sách, vân vân và tương tự, chúng là buồn, con người ta nhỏ bé lắm, nên thường chìm vào những nỗi buồn không tên, mà nếu có tên thì buồn hơn biết làm sao, những dòng chạy vẫn tiếp tục và nhiều lúc, nỗi cô đơn vẫn dễ chạm vào trái tim kia, để rồi thấy chán ghét bản thân một chút, chán ngán luôn con người ta chút nữa, rồi vẫn biết yêu bản thân một tí, giữ niềm hi vọng nơi con người ta thêm chút chút, quay cuồng trong mê cung ảo tượng do lý tính rặn ra, và thật chẳng dễ để một nụ cười làm ấm lên những con đường u tối. Biết làm sao.

16 nhu cầu cơ bản của con người.

// Tại sao mình chia sẻ lại bài viết này… Những nhu cầu này, nói cách khác, chúng là những động lực, những nguyên nhân mà một ai đó sẽ làm cái này hoặc làm cái kia, hay không làm điều gì đó. Và đồng thời, chúng là mục đích của con người ta. Và lẽ dĩ nhiên, là từ đây, chúng là những điều kiện để một người này khác biệt với kẻ khác ra sao.

Thanks

p/s: Vậy nhu cầu của mình ở đây là gì. =))

//

 

16 nhu cầu cơ bản của con người.

Tài liệu tham khảo : “The Normal Personality- A NEW WAY OF THINKING ABOUT PEOPLE” của Steven Reiss

Tất cả mọi người đều có 16 nhu cầu cơ bản nhưng được họ ưu tiên theo cách khác nhau. Cách mà mỗi cá nhân ưu tiên thỏa mãn nhu cầu được gọi là một Reiss Motivation Profile (RMP),nó tiết lộ về những giá trị ( values ) của người đó.

Nguồn ảnh: pentv.tv

5 đặc điểm của 1 nhu cầu cơ bản :

1. Động cơ phổ quát (UNIVERSAL MOTIVATION). Những nhu cầu cơ bản thúc đẩy mọi người hành động.

2. Những nhu cầu tâm lý (PSYCHOLOGICAL NEEDS ). Sự thỏa mãn 1 nhu cầu cơ bản luôn luôn mang tính tạm thời- nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi thỏa mãn được 1 mục tiêu thì nhu cầu cơ bản của con người lại được xác lập lại và nó ảnh hường đến hành vi một lần nữa. Ví dụ, khi chúng ta thỏa mãn nhu cầu tò mò về 1 chủ đề, lĩnh vực nào đó, sớm hay muộn gì chúng ta cũng trở nên tò mò về những chủ đề khác.

Tại sao những nhu cầu cơ bản lại tự xác lập lại sau khi chúng ta đã thỏa mãn chúng?

Bởi vì những nhu cầu cơ bản thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những trải nghiệm thỏa mãn ở 1 mức độ nhất định. Ví dụ, nhu cầu ăn uống thúc đẩy chúng ta tiêu thụ khoảng 2500 calo mỗi ngày. Khi bạn ăn ít hơn số calo trong 1 ngày, bạn sẽ đói. Khi bạn ăn nhiều hơn, bạn sẽ thấy nặng nề. Khi bạn ăn đủ lượng thức ăn , bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn. Sự thỏa mãn của bạn chỉ là tạm thời.

3. Động cơ nội tại (INTRINSIC MOTIVATION ). People pursue basic desires for no reason other than that is what they want. Ví dụ, nhu cầu ngăn nắp gọn gàng thúc đẩy chúng ta tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình bởi vì chúng ta đánh giá cao tính trật tự, có kế hoạch ; trong khi đó nhu cầu muốn được người khác chấp nhận thúc đẩy chúng ta tránh né bị phê bình chỉ trích bởi vì chúng ta đánh giá cao sự chấp nhận.

Những nhu cầu khác nhau có thể là động cơ thúc đẩy hành vi giống nhau. Ví dụ , khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì chúng ta đề cao tính trật tự, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc để tránh bị người quản lý phê bình thì chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu muốn được người khác chấp nhận. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì cả 2 lý do trên, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp và muốn được chấp nhận.

4. Những giá trị nội tại (INTRINSIC VALUES) . We are a species motivated to assert our values.

5. PSYCHOLOGICAL SIGNIFICANCE

Sau đây là 16 nhu cầu cơ bản:

1. Acceptance, the desire to avoid criticism and rejection: Nhu cầu chấp nhận : muốn tránh không bị phê bình và chối bỏ.

2. Curiosity, the desire for cognition: Nhu cầu tò mò : khát khao về mặt nhận thức.

3. Eating, the desire for food: Nhu cầu ăn uống : khát khao với thức ăn

4. Family, the desire to raise one’s own children: Nhu cầu gia đình : nuôi dạy con cái.

5. Honor, the desire to behave morally: Nhu cầu tự trọng : muốn hành xử theo đạo đức.

6. Idealism, the desire for social justice: Nhu cầu công bằng : khát khao về sự công bằng xã hội

7. Independence, the desire for self-reliance: Nhu cầu độc lập

8. Order, the desire for structure: Nhu cầu trật tự

9. Physical Activity, the desire to move one’s muscles: Nhu cầu vận động cơ thể

10. Power, the desire for influence of will: Nhu cầu quyền lực, khát khao ảnh hưởng đến mọi người

11. Romance, the desire for sex: Nhu cầu tình dục

12. Saving, the desire to collect: Nhu cầu tiết kiệm, tích lũy

13. Social Contact, the desire for friendship: Nhu cầu kết nối xã hội, bạn bè

14. Status, the desire for prestige: Nhu cầu địa vị xã hội, khát khao danh tiếng

15. Tranquility, the desire for inner peace: Nhu cầu bình an nội tâm

16. Vengeance, the desire to get even: Nhu cầu trả thù

Cường độ nhu cầu mạnh : chỉ về nhu cầu của người đó mạnh hơn những người bình thường ( trên 20% khi so sánh với dân số nói chung) . Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ cao (a high-intensity need to think) sẽ dành nhiều thời gian cho hoạt động trí tuệ , người ấy sẽ bộc lộ những tính cách của người trí thức, học giả.

Cường độ nhu cầu yếu : Chỉ về nhu cầu của người đó yếu hơn, thấp hơn so với những người bình thường ( thấp hơn 20% khi so sánh với dân số nói chung). Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ thấp (A person with a low-intensity need to think) sẽ dành ít thời gian cho hoạt động trí tuệ và người đó sẽ bộc lộ những tính cách của 1 người thiên về thực hành, thiên về hành động (traits of a practical, action-oriented).

Cường độ nhu cầu trung bình – bao gồm 60% dân số. Những nhu cầu đó được thỏa mãn hằng ngày và không yêu cầu phát triển những thói quen riêng biệt hoặc những nét tính cách để thỏa mãn những nhu cầu đó.Người có cường độ nhu cầu trung bình thỉnh thoảng sẽ bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu mạnh và thỉnh thoảng lại bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu thấp.
Đón đọc trang 2 nhé.

[Ebook] Bàn về tự do – J.S. Mill (FULL 263p)- uploaded by thongthaidihoc

 

 

Tên sách: Bàn về tự do – J.S. Mill – uploaded by thongthaidihoc
Tác giả: John Stuart Mill

Bản Quyền: © Nhà xuất bản Tri Thức

Nguồn: http://sachviet.edu.vn

              http://www.doimoi.org

Tổng hợp: thông thái đi học
Ðịnh dạng: .PDF
Dung lượng: Bản 1~ 1MB (Nội dung đủ nhưng thiếu phần phụ lục)

Bản 2 ~ 14MB (Đủ, nhưng là bản scan)
Upload: thông thái đi học (: .
Giới thiệu: thongthaidihoc Ebooks.

//————————————————-

Cuốn sách nền tảng của tư duy lý luận và tư tưởng

 phương Tây

Được John Stuart Mill viết năm 1859, Bàn Về Tự Do đã đề cập đến một trong những

vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là sự tự do cá nhân hay quyền của các cá nhân

trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội. Tuy tác giả không phải là triết gia

đầu tiên trong lịch sử nêu lên ý tưởng về quyền tự do của con người nhưng ông là

người đưa ra định nghĩa thuyết phục nhất cho quyền này.

Do vậy, Bàn Về Tự Do mau chóng trở nên nổi tiếng ngay sau lần xuất bản đầu tiên.

Và, trong suốt gần 150 năm qua, nó đã là “bài nhập môn”, là cuốn sách gối đầu

giường cho tất cả những ai quan tâm tới tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây.

Tóm tắt nội dung

Qua cuốn sách này, J.S. Mill đã đưa ra quan điểm về tự do dân sự (hay tự do xã hội)

là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và tự do cá nhân: Chỉ có phần cư xử của một ai

đó liên quan đến những người khác mới phải vâng theo xã hội, còn anh ta hoàn toàn

tự do trong việc tác động lên riêng cá nhân mình[1].

Theo Mill, một nhánh quan trọng của tự do dân sự là tự do tư tưởng và tự do thảo luận.

Ông đưa ra tiền đề rằng không ai hoàn toàn đúng và mọi ý kiến, tư tưởng đều chỉ đúng

một phần. Do đó, những ý kiến và tư tưởng này chỉ có thông qua con đường thảo

luận tự do mới có thể đi tới hoàn thiện. Và sự phản bác phải được chào đón, thậm

chí còn nồng nhiệt hơn những luận điểm tán thành.

Tác giả viết: “Bất cứ ý kiến nào, nếu chứa đựng chút ít chân lý mà ý kiến chúng bỏ qua,

cũng đều đáng quý, dù có bị pha trộn với bao nhiêu sai sót lầm lẫn đi chăng nữa” và

“Trong tình trạng không hoàn hảo của trí tuệ con người thì sự đa dạng ý kiến là sự

phục vụ lợi ích của chân lý”.[2]

Vì lẽ những con người khác nhau cần những điều kiện khác nhau cho sự phát triển

tinh thần của họ, nên con người cần sự tự do cá nhân để phát huy hết tiềm năng của

mình. Sự tự do cá nhân được giới hạn trong phạm vi những việc chỉ tác động lên

quyền lợi của chính cá nhân anh ta, còn những hành vi vượt ngoài ranh giới ấy phải

bị chính quyền quản lý bằng pháp luật, xã hội gây sức ép bằng công luận[3].

Quyền lực của xã hội đối với sự tự do cá nhân chỉ dừng ở mức hướng dẫn, thuyết

phục và tỏ ý không tán thành, chứ tuyệt nhiên không được tác động trực tiếp tới

cá nhân con người.

Vậy làm cách nào để phân biệt hành vi nào hoàn toàn nằm trong khu vực lợi ích

cá nhân, hành vi nào có liên quan tới những thành viên khác của xã hội? Về vấn đề

này, J.S. Mill viết: “Mặc dù xã hội không được tạo dựng trên cơ sở khế ước, và mặc dù

sự sáng chế ra khế ước để từ đó suy ra các nghĩa vụ cũng chẳng đáp ững được mục đích

tốt đẹp nào, nhưng bất cứ ai nhận được sự bảo trợ của xã hội cũng có bổn phận hoàn

trả lợi ích trở lại, và bản thân sự kiện được sống trong xã hội cũng nói lên điều không

thể thiếu được, rằng mỗi người phải bị ràng buộc tuân thủ theo một đường hướng cư

xử đối với những người khác.

Các cư xử ấy bao gồm, thứ nhất là, không làm hại đến quyền lợi của nhau; hay nói

đúng hơn là những lợi ích nào đó vốn cần phải được coi là quyền dù là căn cứ vào

những quy phạm pháp luật tường minh hay dựa trên sự hiểu biết ngầm; thứ hai là,

mỗi người phải thực hiện bổn phận đóng góp (được xác định trên nguyên lý bình

đẳng nào đó) lao động hay hy sinh để bảo vệ xã hội và các thành viên của nó khỏi bị

xâm hại và quấy rối.

Xã hội được biện minh cho việc ép buộc những điều kiện ấy bằng mọi giá đối với

ai muốn từ chối không chịu thực hiện… Hành vi của một cá nhân có thể gây tổn

thương cho những người khác hay thiếu cân nhắc đối với hạnh phúc của họ, những

chưa đến mức vi phạm pháp quyền đầy đủ của họ. Khi đó người vi phạm bị trừng

phạt đúng lẽ bởi dư luận, tuy không dùng đến luật pháp.”[4].

Bản tiếng Việt

Bàn Về Tự Do là một trong những tác phẩm đầu tiên trong “Tủ sách tinh hoa tri

thức nhân loại” của NXB Tri Thức.

Bản tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Văn Trọng dịch & chú giải, xuất bản

lần đầu năm 2006.

//  ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||

Bản thân mình, 1-2 tháng gần đây đọc nó 2 lần rồi, có lẽ đọc nó thêm vài lần nữa. =))

Vote 4/5 trên goodread. Có lẽ sau vài lần nữa thì cho em nó 5/5 cũng nên mất.

Mà quên, chúng ta đang tự do ở mức nào ấy nhỉ. =))

P/s: Các bạn có thể share hay lấy link tải ebook thoải mái ạ, giữ nguồn hay không

 cũng tùy bạn *Nhưng mình vẫn mong bạn giữ nguồn tới blog này*. 

Nhưng chỉ xin bạn hãy đọc cuốn sách này. Tập trung và trọn vẹn. 

Thế thôi là một khoảnh khắc nào đó, mình cũng cảm thấy một niềm vui vô hình mà

 thích thú. :3

//^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Download:  Ban Ve Tu Do – J.S. Mill – by thongthaidihoc.rar

#Mediafire:

https://www.mediafire.com/?b6yew5rh51eqn8m

#Google Drive (GG):

// Click vào Tệp> Tải xuống.  done!

https://drive.google.com/file/d/0ByU1e3vk4IZ_NVdseDRlVTlIUzA/view?usp=sharing

#4shared:

http://www.4shared.com/rar/F-hPoDAece/Ban_Ve_Tu_Do_-_JS_Mill_-_by_th.html

// OOOOOOOOOOOOOOOOO

Rất nhiều tài liệu bổ ích và lý thú khác tại:

http://tve-4u.org/

Hối tiếc

/nháp///

… Có lẽ những hối tiếc. Chúng là những thứ dây dưa với con người ta suốt cuộc đời. Và mang lại những phiền não, sầu muộn… Hối tiếc là điều làm ngăn cản việc tận hưởng những phút giây hiện tại của con người ta. Nhưng ở mặt kia, việc nhận thức về những hối tiếc lại làm con người ta biết trân trọng những khoảnh khắc hơn.

Có lẽ rất nhiều người đều biết điều đó, và dường như tất cả chúng ta chả thể làm cái gì đó “hay ho” được với nó ngoại trừ chấp nhận nó.
Chả là… bạn biết đó, kèm theo chúng, hối tiếc í, nó sẽ là những nỗi buồn, những day dứt, những đôi mắt buồn trong thời gian qua những nỗ lực với giọt mồ hôi và biết đâu, cả nước mắt.
Buồn, nó thật là một trong 2 tri kỉ của con người ta đi à… niềm vui ở phía kia.
Qua thời gian… chúng sẽ nhẹ nhàng đi nhiều, và lúc nào đó, chúng còn trở thành một vài niềm vui nhỏ nhỏ.
Nhưng rồi sao.

Chẳng là, chúng có lẽ là quan trọng lắm… vì chúng làm con người ta nhớ đến lâu lắm à. Và vì thế, nghĩ ra phương cách nào đó để kiểm soát nó, hoặc kinh hơn là tận hưởng nó thì chẳng phải là hay hơn sao.

Khi nghĩ về những hối tiếc… điều dễ tới tiếp theo đó là những sự lựa chọn. Sự lựa chọn dẫn tới những hối tiếc hoặc niềm thỏa mãn.
Và khi logic sang sự lựa chọn thì lại quay cuồng thêm rồi… Vì đầu tiên, nhận thức của chúng ta sẽ quyết định những sự lựa chọn sẽ là gì… Chưa kể kẻ thù của nó nữa chăng? Cảm xúc.
Make choices. =))
Thật là buồn với con chuồn chuồn… Khi cứ logic thì muốn nói cho nhiều nữa cơ, cho đủ, rồi cho đúng đắn, nhưng mà lười. Đấy. Rồi những sự lựa chọn sẽ lại làm chúng ta buồn hay vui, hoặc một cảm giác nhạt nhẽo kia. :3
Mà logic mới chỉ là bước đầu thôi cơ đấy, còn liên kết phi tuyến nữa chứ. Lại buồn. =))
Hàng ngày lặp đi lặp hoài, thường thì chúng ta quyết định hàng chục lựa chọn, để rồi có lẽ là cho một vài lựa chọn to lớn hơn, những mục tiêu, ước mơ. Chúng ta lựa chọn ước mơ?
Những lựa chọn, là những ranh giới của niềm tin, của công lý, của hi vọng. Xuyên qua hàng tỉ năm của lịch sử chúng ta =)) Đã có những lựa chọn trở thành những sự kiện quan trọng, những dấu mốc đáng nhớ, những gì với một ý nghĩa lớn lao. Và chúng ta, ở giây phút này, có bị sự ngu dốt của bản thân làm mờ đi những gì cần phải thấy, và do đó… chúng ta đã và sẽ đưa ra những lựa chọn ngu xuẩn.
Và từ đó, chúng ta mất…

regret

Chúng ta, hầu hết đều biết thời gian không quay trở lại. Nó cũng chẳng ngừng quay nên cơ hội khác vẫn ở phía trước. Nó qua nhanh hay chậm thì lại ở mỗi người.

Những gì chúng ta trải qua, chúng là gì với chúng ta. Con người của bản thân hôm nay liệu có lựa chọn sẽ hối tiếc điều gì và bằng lòng với cái gì.

Câu chuyện Unfriends.

Nghĩ lại tí tí… Ăn phờ den với 2 bé hàng xóm kể ra cũng hay hay. Mềnh lại có khối thời gian…
Một ngày ai cũng có 24h, ai cũng biết, sử dụng nó thế nào thì tùy, ai cũng biết luôn.
Vậy là cứ để ý bản thân thôi, bản thân đang dành nhiều thời gian cho việc gì nào? Việc đó mang lại nhiều điều bổ ích không, nhiều giá trị không, có đáng không…? Rồi từ đó mà sẽ quyết định sẽ dành thời gian cho cái gì, như thế nào… Nhưng mà để vậy thì hẳn nhiên ban đầu là kẻ đó đã có một mục tiêu hay mục đích gì rồi thì mới có kiểu trạng thái “kiểm soát” đó, không thì thời gian bước qua mà lắm kẻ chả hay.
… Con người thật buồn cười, bản thân mềnh cũng quá là buồn cười luôn, cười phát bực… đã rất nhiều khoảng thời gian, mình phung phí, mình làm những thứ vớ vẩn, chơi những thứ độc hại… haha… không kiên trì để làm một việc nhỏ nhỏ sau một quang dài thì nó sẽ to to… òa… Hẳn là lúc đó vẫn biết về cái gì là quan trọng, cái gì là mục tiêu, cái gì là cần thay đổi, cái gì là thối nát, là vật cản… mà vẫn “quyết đinh” rồi cả”  lựa chọn” vậy đó thôi… Vậy là, hóa ra ý chí, sự quyết tâm, sự mạnh mẽ là điều đâu dễ có, dễ thực thi.
Cái mà có một ngôn từ khác, cám dỗ. Thật lắm cám dỗ với tất cả chúng ta, chúng là vật cản? làm ta chệch hướng, làm ta sai đường, làm ta lạc lối… hẳn bạn cũng dễ biết những điều trên thôi…
Vậy thì, rồi chúng ta thường vậy mà… sau quãng thời gian nào đó, vô tình hay hữu ý… ta xét lại những gì ta trải qua, ta đã làm… gán cho chúng cái nhãn nào đó, rồi xét chúng dưới cái nhìn về vật chất, giá trị thế nào, rồi quay sang giá trị tinh thần, thêm bớt vào đó cả cảm xúc, kỉ niệm…Rồi tạm gọi chúng là những gì đáng nhớ và đáng quên… *Mà muốn quên cũng không quên được đâu, mà cũng đâu cần quên* =))
Đó, từ vụ unfriend mà lây lan rồi lan man… Đã nhiều lúc thấy thế giới thật quá nhỏ bé, và cũng nhiều khoảnh khắc thế giới như to hơn cả vũ trụ vậy… bản thân nhỏ bé sẽ bị cuốn về đâu, ngóc ngách nào chăng?

Nguồn: pixelsatanexhibition.com
Mà những khi ấy, làm sao mà khác được… lại quay sang ngay về câu chuyện ngu dốt của loài người, của bản thân… và chúng ta chẳng phải chỉ biết *thở dài* đó sao. Thế giới to lớn là thế, cá nhân nhỏ bé này thì làm được gì, thay đổi được gì cơ chứ… Chưa nói gì to hay cơ nhỡ… thay đổi bản thân còn là việc khó kinh lên được ý là… còn gian nan, còn đau đớn run rẩy cơ mà…
Chúng ta ngu dốt và chúng ta làm nhau đau, thêm đau, thêm cả buồn.
Nhưng chả phải, thế mới là con người… nhích từng chút, rồi lại từng bước… đôi lúc cũng thụt lùi, nhưng rồi lại bước những vài bước liền… Vẻ đẹp con người… haha, thời gian, những nụ cười, giọt nước mắt, đôi bàn tay… rồi cả những hi vọng.
Nói thế thì đơn giản quá… đâu chỉ cứ vịn vào cái ngu dốt là được, con người… Lòng tham hay cao sang hơn là những mong muốn, tham muốn, sự muốn… Chúng bẻ gãy con người mà lắm kẻ không hay.

Từng ngày qua mà chúng ta có ngay những đổi thay to lớn thì vô lý quá… Thế thì sao là một hành trình mà có ít kẻ dám bước vào cơ chứ, dũng cảm vì điều gì đó cơ chứ…
Và từng ngày, chúng ta không hơn ngày hôm qua… thì có lẽ, đó là một nỗi buồn lắm.
Cái sự hơn cũng thật lạ kỳ… đó chẳng phải là một dạng ham muốn đó sao. =))
Làm nhau vui, làm nhau vui cười, làm nhau hạnh phúc, làm cảnh quan chung quanh đẹp đẽ, làm bầu trời mãi xanh… Có lẽ đó là sứ mệnh to lớn lắm lắm… mà sự ngu dốt ngăn cản chúng ta thấy nó chăng?
p/s: Cuối rồi, tự hỏi… Sao mình không *ăn phờ ren* sớm hơn nhỉ?
… Đâu có cơ hội cơ chứ, với lại thật ta… nó cũng vui vẻ gì lắm đâu cho cực.
Dễ lắm, lâu lâu nữa, nó năn nỉ add friend trở lại chứ lị…
… Cũng điên rồ lắm, nhỡ kẻo un phờ rên forever thì nó cũng làm luôn chứ lị.
Cảm xúc của con người cũng lạ kỳ lắm đó.

p/s2: Á… Nhớ ngay… quý 2 đứa lắm chứ, và thật là sẽ chẳng bao giờ muốn phải quên chúng cả. Điều đó nặng nề quá mất… Con người lại thật buồn cười… Mà, chẳng lẽ *chia xa rồi mới thấy nhớ thương, mới hối tiếc*… haizz.

Mang nhiều ràng buộc thì thêm nặng lòng, nặng bản thân, buông xuôi tất cả thì thành Phật chưa nhỉ… Hay Phật là buông bỏ tất cả, nhưng vẫn ôm tất cả vào lòng. Chữ KHÔNG mà nó thật to quá, rộng quá… lắm lúc thật nó to hơn cả vũ trụ vậy… Hoặc cũng chỉ từ sự ngu dốt mà ra thế thôi.

 

Sự cô đơn?

[[7-12-2013]  – Lại là nháp]

never_alone_5

Sự cô đơn, tôi và nó, nó dày vò tôi, nó bên cạnh tôi… Đã nhiều khoảng thời gian trước kia,

tôi thường nghĩ và tin rằng tôi sống cô đơn, và vẫn cứ tốt thôi (tất nhiên cô đơn ở đây không

phải là không có ai khác trong cuộc đời, mà là con người và không thời gian xung quanh, nó

đủ làm tôi cảm nhận được sự cô đơn).

Tôi nghĩ lại, tôi có thể đứng cùng nhiều người, ngồi cũng nhiều người và có thể cả buổi đó,

không cần nói điều gì cả. Không sao, tôi thấy như vậy vẫn dễ chịu mà thôi. Tôi vẫn có

cảm giác cô đơn đấy, nhưng nó không làm lòng tôi thổn thức hay bị mất mát đi cái gì đó.

“Tỗi vẫn cứ ok”.

Nhưng tôi, đúng lại là chữ nhưng, nếu tôi không ngồi cùng ai, đứng cùng ai… Khi ấy bản thân

tôi bắt đầu có chuyện, một sự trống vắng lạnh lẽo, mơ hồ bao lấy tôi, khi ấy, tôi khác,

khác lắm,

khoảng trống đó làm tôi suy nghĩ về, làm tôi đứng ngồi không yên, một nỗi buồn cứ lớn dần,

rồi cảm giác của đơn độc, tôi có thoáng qua những sợ hãi… Nhiều thứ vẫn trong tầm kiểm

soát của tôi thôi, nhưng nỗi buồn này, nó gặm nhấm tôi, hố đen này một thêm kéo tôi vào

trong… Thật tôi chưa biết miêu tả hãy khắc họa nó thế nào cho các bạn hay cho chính tôi

dễ hình dung và tưởng tượng.

À, mà đúng là khi cố viết ra những dòng này, tâm trạng của tôi, cảm xúc của tôi có biến

chuyển khác đi, sự cô đơn dường như nhẹ nhàng hơn, tôi có hứng thú với việc đang làm…

Có chút gì đó vui vui, nhưng dù sao, nhưng dòng viết này cũng sẽ dừng lại.

Và chuyện gì sẽ tiếp đến?

Đã nhiều lần lắm, tôi cứ tự nhủ với bản thân… Tôi sẽ rèn luyện bản thân, để như những

điều tôi mong đợi và muốn ở nó. Thời gian, khi một mình thì chẳng phải là lúc có nhiều

thời gian nhất sao, nhưng tôi lại bị sự trống vắng kia lượn lờ… Bao điều tôi cần học hỏi

và thực hành và cũng đã bao nhiêu thời gian tôi đã để nó trôi qua lạnh lùng.

Có lẽ, cũng chẳng có gì là đặc biệt cả đâu, có thể là nhiều người cũng có nhiều lần có

tâm trạng, và có nhiều điểm giống với tôi, tôi giống với họ.

Đi giữa dòng người và thấy cô đơn, dù sao vẫn dễ chịu hơn nhiều khi đi một mình và

chẳng ai cạnh bên, chu vi 1000 cây số cũng không. Khi ấy, thật tồi tệ.

Thời đại bùng nổ thông tin, kết nối mọi người, những cộng đồng, những gì internet

mang lại và đổi thay con người, đời sống con người, đổi thay hành vi của con người.

Nhu cầu muốn được ai đó lắng nghe… Tại sao? Con người theo bản năng chẳng

phải là có tính bầy đàn đó sao, lắng nghe chính là việc giúp cho con người xây dựng

lên tính xã hội. Lắng nghe làm thỏa mãn những suy nghĩ và cảm xúc của người kia, và

người lắng nghe cũng vì thế mà biết mà hiểu thêm và hiểu khác đi nhiều điều, để rồi

những sợi dây liên kết được hình thành và củng cố… Rồi là một mô hình khác cho

sự tồn tại. Tính tổ chức.

Nói dông dài chút nào… Nhớ đâu đó bác Hoàng Đức từng nói: “những kẻ yếu thì sẽ

đến bên nhau và xây dựng lên những tổ chức, những hội” để gia tăng sức mạnh, để

là phương tiện cho một mục đích nào đó của ai đó hoặc của nhiều ai đó. Sự cô đơn

thì sao đây?

Hẳn nhiên, con người khi ở thế độc lập thì sẽ yếu như một cây sậy vậy… Bằng nhiều

cách và gián tiếp hay trực tiếp, con người trao đổi với nhau… Về thông tin, về tri thức,

về những kinh nghiệm. Và để tồn tại, để sống, để phát triển và sinh sôi. Nên dù có ai

đó có nhiều lúc cảm thấy đơn độc, hay sự cô đơn to lớn, người đó vẫn nằm trong một

hệ thống khổng lồ đó thôi, và do như vậy mà người ấy cảm thấy nỗi cô đơn? Nhận biết

được nó?

Nói về sự phức tạp của nó… Không đâu, đơn giản thế này có được không, có ai đó

lắng nghe hay đến bên ta những lúc ấy. Vậy là ok.

Nhưng tại sao, tại sao những lúc ấy không có ai lắng nghe ta, hay không có ai đến bên.

Người khác có lẽ cũng như bản thân ta thôi, muốn pm ai đó rồi để người ấy lắng nghe,

nhưng vẫn cứ có điều gì đó ngăn cản bản thân ta làm như vậy, nên việc không có ai

đó đến bên cũng vậy thôi.

Giải thích ư, cũng được thôi nhưng nó sẽ dông dài mất…

Đã có nhiều lúc, để lấp dần sự trống vắng, hay như một thói quen, hay như một việc

thích làm mỗi khi cô đơn một chút… Là lắng nghe “Cảm xúc cuộc sống”, là lắng nghe

bản thân, là lắng cuộc sống, và đâu đó, nhiều thứ nhẹ nhàng hẳn đi, dịu dàng hẳn đi…

Một cảm giác dễ chịu từ từ đến.

Ha ha. Tất nhiên… Nhiều dòng được viết ra mà có lẽ chúng rời rạc lắm, chẳng logic đâu,

chẳng liên quan nữa… Có lẽ là những suy nghĩ, cảm xúc thoáng qua, rồi tôi tóm lấy, rồi

gõ gõ… Như nhìn vào tấm gương, và ta thấy còn có một hình ảnh khác, về một con người,

hắn không đối lập với gã đang đứng trước gương kia đâu, hắn vẫn là gã, nhưng hắn ở một

chiều không gian khác… Một cuộc sống khác nữa chăng? Nếu gã nỗ lực và cố gắng làm

những gì phải làm.

Rồi biết đâu đấy, cả thời gian lẫn cuộc sống sẽ cuốn phăng đi thật xa nỗi cô đơn, rồi một

lúc khác, nó mang tất cả trở lại…

Bao việc tôi muốn làm… Và chúng có hiện thực hay không thì lại không chỉ do mình tôi.

Ôi, Đất nước Việt Nam…

Bạn đang làm gì và 7 tỷ người đang ở đâu?

nháp

Muốn nói chuyện với ai đó, người muốn nói với thì off người không nói được thì on.
Mà có nói thì lại dè dặt cái muốn nói, mà có nói thì biết cũng chỉ là nói…
Muốn làm luôn nhưng luôn có rất nhiều cái nhưng và rồi chả làm, biết cái làm là quan trọng mà vẫn cứ thờ ơ, biết gõ gõ rồi cũng chỉ là thế mà vẫn chưa dừng… dẫu sao vẫn muốn với ai đó, và vẫn không có ai để nói.
Tại sao là nói? Ngoài việc được lắng nghe, là mong đón lại cái sự phản hồi, chúng, là chia sẻ là đối thoại.
Và rồi sẽ chả có gì nhúc nhích nếu không làm cái gì đó khác …nói và suy nghĩ…
Với 7 tỷ người và một quả bóng to thì…:

Ở đâu đó đang có những bất công.
Nhiều người đang bị đói ở vĩ độ kia.
Lắm kẻ đang phí thời gian ở chỗ đằng kia.
Một ai đó đang bị giết?
Một nhóm nào đó đang hăng say nghiên cứu khoa học.
Hai ba nhóm nào đó đang gaming overnight.
Dưới nhiều mái nhà, các ông bố bà mẹ đang lo lắng.
2-3h sáng và có nhiều đứa trẻ đang làm việc.
Ở tòa lâu đài nọ có vài kẻ đang lên âm mưu bóc lột người khác.
Dưới bóng đèn quang một vài người đang phiền não vì sự bất công.
Trên giường kia là một học sinh chờ ngày mai và nhận học bổng một trường cao quý.
Trên facebook có nhiều status chứa cái sự vớ vẩn
Trong tiếng thở, nhiều người chờ một ngày mai như mọi ngày.
Với bài hát đang chạy và một vài người chìm đắm trong cô đơn.
Một ai đó đang cố gắng cứu sống một ai đó khác.
Một thiếu nữ đang đọc cuốn Suối nguồn.
Một anh chàng đang kiên nhẫn tìm lời giải.
Đôi vợ chồng nhớ lải bản nhạc ở nhà hát.
Hai người vô gia cư đang lang thang trong giấc mơ.
Một nhà khoa học đang ngắm nhìn vũ trụ.
Một gia đình mới được biết, một người thân có họ mắc bệnh ung thư.
Một đôi bạn đang trải qua sự thất bại.
Người bố ở kinh tuyến y đang dậy người con đi xe đạp.
Một tài xế đang đổ chất thải tự do
Một phụ nữ đang mang bầu và đang 17 tuổi
Hai vợ chồng đang chờ người con gái đi chơi về.
Một cậu bé đang chán nản trước ba bài toán khó.
Chàng trai kia thề quyết tâm trả thù.
Một cô gái lên dự định xem phim ngày kia, và shoping ngày mai.
Một vị quan chức đang nhận tiền hối lộ.
Đôi vợ chồng kia đang cãi vã và đụng độ.
Một cô gái đang ngắm nhìn dòng potomac.
Người chồng đi làm về và mua cho người vợ một bó hoa.
Một kẻ liều mạng đang chuẩn bị liều chết với một khách sạn 4 sao.
Một ca sĩ đang trình diễn trước hàng chục nghìn khán giả.
Hai nhà sử học tìm được sự thật về một sự kiện quan trọng.
Ngày mai Trái Đất tiến lại gần Mặt Trời thêm một mét.
3 con cá voi lưng gù đang bị làm thịt.
2 con voi đang ở trong giạp xiếc.