Hãy làm giàu bản thân.

“… Cũng là một góc nhìn.

Thiện nguyện như bạn nói, nó sẽ đáp ứng nhất thời cái nhu cầu của ngày hôm nay, ngày mai. Việc đó đôi khi là rất cần thiết.

Và về lâu dài nó tiềm ẩn cái thiếu bền vững, hay khó mà thấy sự khôn ngoan nào ở đó cả. Cho. Cho đi mãi thì cũng hết sạch. Và lấy gì để cho. Và có thể nó cũng chẳng làm đối tượng” thay đổi.

Rất nhiều người có thể “cho” đi một phần vật chất, sức lực nào đó hàng tháng… Nhưng làm tình nguyện ( từ tôi hay dùng và nó khá phổ biến giới sinh viên và…) đâu chỉ có niềm vui là được, thích là được. Họ cho đi và họ có niềm tin và ấp ủ hi vọng về người được nhận món quà đó sẽ có thêm động lực, thêm tình cảm mà vươn lên mà trở thành người có ích hơn cho gia đình cho xã hội. Và không còn lệ thuộc vào những người “cho đi”. Họ có thể trở thành người “cho đi”.

Tôi nghĩ, ngay bản thân CLB muốn mạnh và hoạt động lâu dài thì CLB cần tự chủ về nhiều mặt. Vẫn tồn tại và có ích cho xã hội dù không có hỗ trợ từ bên ngoài.

Theo sự hiểu biết hạn hẹp của tôi. Công việc ở các CLB tình nguyện, tổ chức từ thiện,… đó là sự phân phát những cái không phải của chính họ “làm ra” đến tay người khác.
Vậy vấn đề sẽ chuyển từ vị trí này sang địa điểm khác mà thôi.

Nếu đã có “lòng” có tâm làm việc tốt, việc có ích cho người khác, cho xã hội… Tôi nghĩ điều đầu tiên chính bản thân người đó phải tự gia tăng giá trị bản thân hàng ngày. Và có thể hãy trở thành một người sáng tạo.

VD: Bác Bill, Anh Mark, các anh/chị CEO … Đó, những người tiên phong, những người sáng tạo, người làm ra những giá trị mà bản thân anh ta, gia đình anh ta “sài” không hết. Và việc “cho đi” được gợi mở…

Trong quá trình tạo ra những giá trị đó, anh ta đồng thời giúp và phân phát những cơ hội “đi lên” cho những người khác… mà từ đó lại xuất hiện nhiều triệu phú hay những người có thể độc lập về tài chính và tư tưởng. Và anh ta không hề cướp đi cơ hội của một ai cả.

Ngay khi đó thôi, xã hội đã lại thêm tốt đẹp và hạnh phúc.

Bác Bill và nhiều người nổi tiếng khác đã và sẽ dành rất nhiều của cải( đó là thứ họ có thể sử dụng rất hiệu quả tại thời điểm đó) cho những công việc xã hội, cộng đồng … nhằm tốt” hóa” nhiều thứ như: môi trường, thiên nhiên, nước sạch, lương thực…y tế… cho người cần chúng.

Và tất nhiên, không phải ai cũng như Bill Gates hay 1 CEO nổi tiếng nào đó, nhưng hãy “làm giàu” bản thân lên. Hãy làm giàu “tư duy” của bạn. Tư duy – là phương tiện, công cụ mạnh nhất mà nhờ nó. Con người làm được những việc phi thường.

Vậy nếu bạn đam mê làm một “công việc” nào đó, hãy trở thành một người sáng tạo.

P/S: Một ngày đẹp trời nào đó … tôi vinh hạnh được nghe tin về bạn hoặc một ai đó, là một Người sáng tạo.”

Comment cho một bài viết trên facebook, ngay dưới đây:

 

//===================================

Tôi đã đọc được dòng suy nghỉ này trên facebook của một bạn mang tên “Cơn gió lạ” . Điều tôi đang suy ngẫm cũng giống như vậy. Xin các bạn hãy bỏ ít phút để đọc dòng tâm sự này

VÀI DÒNG TÂM SỰ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN HIỆN NAY…
Thiện nguyện – Tình nguyện – Công tác xã hội hay Phát triển cộng đồng…
Hiện nay, có rất nhiều các CLB, tổ chức thiện nguyện tự nhận định hoạt động của họ là phát

triển cộng đồng hay công tác xã hội…
Tuy nhiên, rất nhiều người hoạt động thiện nguyện – thậm chí là những người có kinh nghiệm vẫn chưa thể phân biệt được giữa Thiện nguyện và Tình nguyện, đó là chưa kể đến việc không hiểu về các khái niệm Hoạt động xã hội và Phát triển cộng đồng.
Vâng, vậy Thiện nguyện là gì???
– Bản chất cốt lõi của hoạt động Thiện nguyện là việc “cho”.
– Phân tích theo khía cạnh kinh tế học, đây có thể xem như việc chúng ta đi phân bố lại các nguồn lực của xã hội.
– Đơn giản hơn, đây là việc chúng ta mang những giá trị vật chất và tinh thần đến với các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Thử làm một phép tính nhỏ nhé!
– Dân số Việt Nam là 88 triệu người – 10% là người nghèo – trong đó có hơn 150.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa (con số này dựa trên chuẩn nghèo của VN, nếu tính bằng chuẩn nghèo của thế giới thì con số thực tế lớn hơn rất nhiều).
– Tiếp theo, tháp nhu cầu của Maslow chỉ ra rằng: Con người có 5 lại nhu cầu chính – Và trên quan điểm cá nhân, đối với người nghèo – nhu cầu quan trọng nhất đối với họ là nhu cầu về thể lý: ăn, uống, sinh sống…
Vậy để có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của hơn 10% dân số sẽ cần bao nhiêu nguồn lực của xã hội và bao nhiêu CLB, tổ chức thiện nguyện?
Các giá trị vật chất mà các CLB này mang đến sẽ thỏa mãn được nhu cầu của họ trong bao lâu – 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày…
Đay là đáp án cho câu hỏi “Tại sao hiện nay có rất nhiều CLB, tổ chức thiện nguyện nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề của xã hội?”
Từ đây, chúng ta có thể thấy rõ các hoạt động Thiện nguyện chỉ mang tính chất nhất thời – không thể gọi là các Hoạt động công tác xã hội – và càng không phải là các hoạt động Phát triển cộng đồng.
Sai ở cách dùng từ – Việc dùng từ ngữ quá “vĩ đại” so với hoạt động mà các bạn đang làm sẽ mang đến một sự tự mãn nhất định – Vì thế, xin nhắc lại một lần nữa, “THIỆN NGUYỆN CHỨ KHÔNG PHẢI PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG”.
Tiếp theo, tôi xin chia sẻ về các giá trị tinh thần.
Hiện nay, rất nhiều CLB, tổ chức thiện nguyện ra đời như một xu hướng nhất định của xã hội. Và mỗi khi đến những dịp nào đó, rất nhiều chương trình được tổ chức để hướng đến những mảnh đời khó khăn.
Và sau mỗi chương trình thiện nguyện như vậy, có bao giờ bạn tự đặt những câu hỏi như sau:
“Ngày mai, họ sẽ ra sao?”
“Tương lai họ sẽ như thế nào?”
“Họ sẽ phát triển bằng cách nào?”
“Cuộc đời họ sẽ thay đổi?”

Thay vào đó là những câu như thế này (Thường thấy trên facebook nhất):
“Bây giờ mình mới tìm thấy giá trị cuộc đời…”
“Cuộc sống mình ý nghĩa quá…”
“Chương trình vui quá…”
“Ôi, mình sẽ không bao giờ quên được…”
Đây cũng là một cách mà các bạn bày tỏ những cảm xúc nhất thời của mình – và cũng là đặc điểm dễ nhận biết nhất của các hoạt động thiện nguyện. Bởi khi chúng ta đã làm phát triển cộng động, cảm xúc cá nhân chỉ là thứ yếu – cảm xúc của cộng đồng mới là quan trọng.
Đề cập lại về những cảm xúc ở trên, vậy thì theo bạn thế nào là ý nghĩa? Thế nào là giá trị? Thế nào là vui?…
Nếu như cuộc sống của bạn phải đợi đến khi tham gia vào các hoạt động này thì mới ý nghĩa, mới giá trị; vậy thì thường ngày cuộc sống của bạn là vô vị, vô nghĩa à, nói nặng hơn thì chẳng lã cuộc sống của bạn là “vứt đi” à?
Vậy thì chẳng lẽ trong trường hợp này, Thiện nguyện là cách thức để cuộc sống bạn ý nghĩa hơn???
Theo quan điểm cá nhân của tôi, mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội đều có một giá trị riêng biệt, và chỉ cần mỗi ngày chúng ta sống thật tốt và trách nhiệm hơn thì cuộc sống chúng ta đã trở nên ý nghĩa rồi. Bởi khi chúng ta sống tốt, chúng ta đã gián tiếp tạo ra những giá trị tích cực dành cho xã hội.
Còn đối với các đối tượng đóng vai trò “nhận”, có bao giờ bạn tự hỏi rằng họ sẽ vui, cuộc đời họ sẽ ý nghĩa hơn, giá trị hơn??? Tôi nghĩ là khá hiếm. Từ đó có thể nhận định rằng những giá trị tinh thần của các hoạt động thiện nguyện quay trở về với các bạn nhiều hơn, từ những cái như là “vui”, “ý nghĩa” hay những ánh mắt ngưỡng mộ mà người khác dành cho các bạn. Cán cân “cho – nhận” trong trường hợp này bị lệch rất nhiều.
Câu hỏi tận đáy lòng: “Sau mỗi chương trình, bạn có quay về để giúp họ phát triển hơn?”
Không những vậy, có một vài CLB với quy mô nhỏ, nhưng lại “tự cao” và luôn “xem thường” các tổ chức khác. Những chương trình họ thực hiện cũng rất đỗi đơn giản và bình thường như các CLB khác nhưng sao lại đề cao bản thân như vậy – trong khi giá trị là dành cho cộng động. Thông qua các hoạt động, họ dường như muốn PR thương hiệu nhiều hơn, tự cho mình là lớn nhất, No.1 – trong khi giá trị mang lại cho xã hội thì là No.0. Như thế, còn chưa được gọi là thiện nguyện – nói chi đến phát triển cộng đồng.
Cuối cùng…
Hoạt động thiện nguyện là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của xã hội hiện tại, tuy nhiên khi đã đến với cộng đồng – dù ít hay nhiều, hãy luôn tận tâm và tận lực, hãy “cho” thật sự – không toan tính, hãy sử dụng hiệu quả nhất những nguồn lực của xã hội. Hoạt động thiện nguyện tuy không thể giải quyết những vấn đề trước mắt của xã hội nhưng đó là bước đệm để xã hội có một cái nhìn, một sự quan tâm hơn đến những vấn đề đó.
Tôi viết những dòng tâm sự này, chỉ mong mọi người hiểu hơn về Thiện nguyện – bởi tôi cũng là một người đi lên từ thiện nguyện. Tuy nhiên, đây không phải con đường dành cho những ai thực sự muốn thay đổi xã hội này. Nhưng nếu đã làm thì hãy làm hết sức có thể.
“Thiện nguyện không thể thay đổi được xã hội, muốn xã hội thay đổi – trước tiên, hãy thay đổi bản thân”.

٭٭٭٭٭ Speak Your Mind ◄► Share To Me ٭٭٭٭٭